Ván ép MDF, viết tắt của từ Medium Density Fiberboard, là một loại gỗ ván ép có mật độ sợi trung bình, nằm giữa ván sợi mềm xốp và ván sợi cứng.Thành phần của ván gỗ MDF bao gồm bột sợi gỗ, keo kết dính đặc chủng, parafin, chất chống mối mọt và bột độn vô cơ.Ván sợi MDF có khối lượng thể tích trung bình (γ = 0,5-0,8 g/cm3) và thường được sử dụng để sản xuất đồ nội thất, ngoại thất và đồ mộc.
Nguyên liệu sản xuất ván ép MDF
Nguyên liệu để sản xuất ván ép MDF bao gồm các loại gỗ tự nhiên từ rừng trồng như cây cao su, bạch đàn, keo, thông, sồi, giẻ, vân sam. Cũng có thể tận dụng phế liệu từ quá trình khai thác, sản xuất gỗ như cành, ngọn cây, mùn cưa, đầu mẩu gỗ, bìa bắp, dăm gỗ. Nguyên liệu được chuyển về nhà máy, bóc vỏ và nghiền thành bột gỗ để sản xuất ván ép MDF. Trung bình, để sản xuất khoảng 1m3 ván ép MDF, ta cần:
- 1,8-2 m3 gỗ, 700 Kwh điện
- 1,3 m3 nước, 3,3 tấn hơi
- 80-100 kg keo hàm lượng khô 50%
- 10 kg parafin
- 1,7 – 2 kg chất đóng rắn NH4Cl
QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÁN SỢI ( MDF, HDF, MFC )
Ván gỗ MDF có thể được sản xuất theo hai phương pháp: phương pháp ướt và phương pháp khô.
Phương pháp ướt dùng nước để nghiền gỗ thành sợi giống như công nghệ sản xuất giấy. Lượng nước cần dụng rất nhiều, lên đến 70 tấn nước/ 1 tấm ván sợi.
Phương pháp khô đơn giản hơn, cho tỉ lệ sợi cao và đồng đều hơn. Do đó, phương pháp này được sử dụng phổ biến hơn trong các nhà máy sản xuất.
Phương Pháp Ướt :
Quy trình sản xuất ván ép MDF bằng phương pháp ướt bao gồm các bước: Nguyên liệu → Băm dăm → Hóa mềm (Bằng hơi nước quá nhiệt hoặc kiềm lạnh) → Nghiền bột → Trộn keo → Lên khuôn thành hình → Ép ván → Thành phẩm.
Phương Pháp Khô :
Quy trình sản xuất ván ép MDF bằng phương pháp khô bao gồm các bước: Chuẩn bị và xử lý nguyên liệu gỗ → băm dăm → sàng dăm → rửa dăm → hấp dăm → nghiền sợi (trộn keo) → sấy sợi → trải thảm → ép sơ bộ → cắt tấm → ép nhiệt → xử lý kích thước, bề mặt ván (rọc cạnh, đánh nhẵn bề mặt ván) → đóng gói, nhập kho.
CÁC LOẠI VÁN GỖ MDF:
Ván gỗ MDF có thể sử dụng nhiều loại bề mặt phủ khác nhau. Lớp bề mặt này sẽ quyết định đến tính thẩm mỹ và giá trị của sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp sản xuất từ ván MDF.
- Bề mặt Melamine
- Bề mặt Laminate
- Bề mặt veneer
- Bề mặt Acrylic – hay Mica
- Bề mặt sơn phệt