VÁN GỖ PLYWOOD - QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ LOẠI MÀ BẠN CẦN BIẾT !

VÁN GỖ PLYWOOD - QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ LOẠI MÀ BẠN CẦN BIẾT !
Ngày đăng: 6 tháng trước

    Gỗ Plywood là gì ? 

    Ván gỗ Plywood, còn được gọi là ván ép, ván dán hay gỗ dán, là loại gỗ công nghiệp được tạo từ nhiều lớp gỗ lát mỏng xếp chồng lên nhau và được kết dính bằng keo chuyên dụng. Ván ép gỗ Plywood được sử dụng rộng rãi hiện nay, đặc biệt là trong thiết kế và sản xuất đồ nội thất.

    Nhiều người cho rằng gỗ Plywood là một sản phẩm của xã hội hiện đại. Nhưng thực tế, theo các nhà khoa học, chúng đã được tìm thấy và sử dụng từ khoảng 3500 năm trước tại Ai Cập, và đã xuất hiện ở Châu Á được 1000 năm. Những tấm gỗ tự nhiên lát mỏng xếp lại với nhau mang đến nhiều sự bất ngờ về tính linh hoạt và độ bền. So với gỗ thịt tự nhiên, gỗ dán Plywood có giá thành rẻ hơn và không bị cong vênh hoặc co ngót. Đó là lý do ván gỗ công nghiệp trở thành vật liệu công nghiệp phổ biến, được ưa chuộng trên toàn thế giới. 



    Cấu tạo của gỗ công nghiệp Plywood :

    Khác với các loại gỗ công nghiệp như MDF, HDF, MFC, ... Ván gỗ plywood được cấu tạo từ nhiều lớp gỗ tự nhiên dạng lát mỏng (veneer) có độ dày khoảng 1mm và kích thước bằng nhau. Các lớp veneer này được xếp chồng lên nhau vuông góc theo hướng vân gỗ của mỗi lớp, sử dụng keo chuyên dụng và được ép dưới áp suất và nhiệt độ cao để tạo thành tấm gỗ phẳng, dày, chắc và dẻo, đạt được độ bền và chất lượng mong muốn.

    Đặc điểm nổi bật trong cấu tạo của gỗ công nghiệp plywood là số lượng lớp gỗ dùng để ép ván phải là số lẻ, tùy thuộc vào độ dày của ván gỗ plywood mà sử dụng 3, 5, 7 hay 9 lớp gỗ để tạo thành. Mục đích của việc này là để cho tấm ván có một lớp lõi ở giữa, nhằm tạo ra hướng vân giống nhau cho 2 lớp gỗ bên ngoài lớp lõi, giúp các lớp tự kiểm soát và hạn chế giãn nở. Nhờ đó, cấu trúc của ván gỗ plywood sẽ chắc chắn, giúp ván không bị co ngót hay hư hỏng bởi các tác động bên ngoài.

    Có 2 loại keo chuyên dụng được sử dụng để tạo nên ván gỗ ép plywood:

    Keo Phenol: có tác dụng liên kết các tấm ván gỗ, tăng cường độ cứng, khả năng chịu nước và tạo độ phẳng hoàn hảo cho ván gỗ công nghiệp plywood.

    Keo Formaldehyde: vừa có khả năng liên kết, giúp ván ép bền hơn, vừa chống lại các hiện tượng cong vênh hay co ngót, biến dạng sản phẩm.Tuy nhiên, so với keo Formaldehyde, keo Phenol có khả năng chịu nước cao hơn và ít độc hại hơn, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng cũng như thân thiện với môi trường, nên keo Phenol được sử dụng rộng rãi hơn trong việc sản xuất ván gỗ plywood.

     plywood đạt việt

    Qui cách gỗ công nghiệp : 

    • Nguyên liệu phổ biến để sản xuất ván gỗ plywood là các loại gỗ tự nhiên như: gỗ thông, gỗ bạch đàn, gỗ bạch dương, gỗ óc chó, gỗ tần bì,…
    • Tỷ trọng trung bình của ván ép: 600 – 700 kg/m3
    • Kích thước thông dụng: 1,22m x 2,44m, 1,16m x 2,24m hay 1,0m x 2,0m.
    • Độ dày phổ biến: 3, 4, 5, 6, 8, 10, 12, 15, 18, 20, 25 (mm).
    • Các loại bề mặt phủ thông dụng: Veneer, Melamine, Laminate.


    Phân Loại Gỗ Công Nghiệp Plywood : 

    Dựa vào nhu cầu sử dụng và tính chất của từng loại gỗ, ván ép Plywood được chia thành nhiều dòng sản phẩm khác nhau. Trong đó, một số dòng được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hiện nay.
     

     1. Dòng ván gỗ Plywood mềm (Softwood plywood)
    Đây là loại ván ép được sản xuất từ các loài cây hạt trần như linh sam, thông, tuyết tùng,... Những loài cây này có tốc độ phát triển nhanh, phổ biến quanh năm với diện tích rừng lớn. Do đó, giá thành của ván gỗ Plywood mềm thường "rẻ hơn" so với các loại ván ép khác. Với tính chất bền bỉ và khả năng chịu lực cao, sản phẩm này thường được ứng dụng trong xây dựng. Kích thước thông thường là 1,2 m x 2,4 m, độ dày từ 1,4 mm - 4,3 mm tùy theo số lớp gỗ.

     2. Dòng ván gỗ Plywood cứng (Hardwood plywood)
    Ván gỗ Plywood cứng được làm từ thân gỗ của các loài cây hạt kín như bạch dương, óc chó, sồi, thông,... Những loài cây này phát triển chậm hơn nhưng có nhiều ưu điểm vượt trội như khả năng chống cháy, chịu lực lớn, hạn chế cong vênh, nứt gãy, chống mài mòn và hư hỏng. Do đó, ván gỗ Plywood cứng thường có giá đắt hơn nhưng chất lượng và độ bền cao hơn hẳn. Sản phẩm này thường được dùng để sản xuất đồ nội thất cao cấp hoặc làm vật liệu lót sàn và tường chịu lực nặng. Kích thước và độ dày của ván ép Plywood gỗ cứng tương đương hoặc lớn hơn so với ván gỗ Plywood mềm.

     3. Dòng gỗ công nghiệp Plywood nhiệt đới (Tropical plywood)
    Loại ván ép này được làm từ các loại cây gỗ nhiệt đới - thường chỉ xuất hiện ở khu vực Châu Á. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, hiện nay loại gỗ này cũng đã được sản xuất ở khu vực khác như Nam Mỹ và Châu Phi. Gỗ công nghiệp Plywood nhiệt đới có mật độ phát triển cao, độ bền cao và các lớp gỗ đồng đều hơn hẳn. Ván gỗ Plywood này cũng được sản xuất theo tiêu chuẩn cao nên chất lượng sản phẩm vượt trội hơn so với các dòng ván ép khác. Hiện nay, gỗ dán nhiệt đới được sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Anh, Đài Loan và các nước khác trong xây dựng do chi phí thấp.

     4. Dòng ván gỗ plywood cường độ cao (Aircraft plywood)
    Ván ép cường độ cao, còn gọi là ván ép máy bay, được làm từ cây gỗ bạch dương, gồi châu Phi và vân sam, kết hợp với một số hóa chất và chất kết dính, tạo ra dòng ván ép Plywood có khả năng chịu nhiệt độ lớn và chống ẩm cao hơn các loại ván khác. Tên gọi "ván ép máy bay" xuất phát từ việc sử dụng chất liệu này trong chế tạo máy bay chiến đấu trong Thế chiến thứ hai.

     5. Dòng ván gỗ plywood Marine (Marine Ply)
    Marine Ply là dòng ván ép có chất lượng và độ bền cao, không thấm nước ở mức độ lớn. Ngoài ra, vật liệu này không bị cong vênh, nấm mốc hay mối mọt, mang lại độ ổn định khi ứng dụng. Đây được xem là dòng vật liệu chuyên dụng trong ngành công nghiệp đóng thuyền.

     6. Dòng ván ép chống nước sôi (BWR/BWP Ply)
    Đây là 2 loại ván ép có khả năng chịu nước sôi và độ ẩm cao, được sử dụng rộng rãi trong sản xuất đồ nội thất. Đây là dòng sản phẩm lý tưởng cho các hạng mục ứng dụng trong nhà và ngoài trời, như khu vực phòng tắm, nhà bếp, ngoại thất, cầu thang và nhiều hơn nữa, do tính chất không thấm nước đặc trưng.
    ván ép plywood


    ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VÁN GỖ PLYWOOD : 
     
    Ưu Điểm : 

    • Với cấu tạo đặc biệt, ván gỗ plywood sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật:
    • Tấm gỗ plywood có độ cứng và độ bền cao, sản phẩm nội thất từ ván gỗ plywood chống cong vênh, co ngót tốt.
    • Khả năng chịu nước và độ ẩm cao.
    • Độ chắc chắn và bám dính khi bắt vít tốt, khả năng chịu lực cao, dễ thi công, lắp ráp.
    • Bề mặt ván gỗ Plywood nhẵn mịn, khi sơn phủ PU mang đến vẻ đẹp chân thật.
    • Nhẹ và dễ uốn cong hơn các loại gỗ công nghiệp khác như MDF, HDF hay MFC, đáp ứng độ thẩm mỹ cao.
    • Màu sắc ván dán plywood đa dạng, đẹp và sang trọng, đặc biệt nổi bật với các thiết kế vân gỗ.
       

    Nhược Điểm : 

    • Tuy có nhiều ưu điểm, ván gỗ Plywood cũng có một số nhược điểm:
    • Giá thành cao hơn so với MDF hay MFC.
    • Cạnh ván ép dễ bị sứt mẻ trong quá trình gia công hoặc sử dụng lâu dài.
    • Dễ bị cong vênh, bề mặt gồ ghề hay bị tách lớp khi ở môi trường có độ ẩm cao nếu không xử lý đúng tiêu chuẩn.
    • Màu sắc và đường vân không được đồng đều như gỗ MDF/MFC.